Đọc lại về thành phố đáng sống : Bí thư và Chủ tịch có đánh nhau không
19:48
"Qua đó có thể thấy hai
người này không vì lý do nào đó để phải “đánh nhau” cả.Trong mắt mình, nếu ông
Xuân Anh có khát vọng làm việc và trong sáng, nếu ông Huỳnh Đức Thơ lịch lãm, có
tầm thì hai người bổ sung cho nhau, đẹp.Nếu đánh nhau thì cả hai
đều biết “không chột cũng què’. Vì thế không dại."
(Nguyễn Thế Thịnh,
tháng 3/2017)
Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh ở Đà Nẵng, nên thường trăn trở
về tình hình Đà Nẵng trên nhiều phương diện. Anh trăn trở và viết nó ra trên
giấy. Giấy viết của nhà báo bây giờ là màn hình máy tính.
Đọc lại toàn văn một bài anh đã đưa lên trang riêng từ
hồi tháng 3 năm 2017.
---
ĐÀ NẴNG: CÓ CHUYỆN “ĐÁNH NHAU” KHÔNG? (Phản hồi tích cực)
I.
Mình thường
nói với mấy đứa nhỏ, thông minh thì nhỏ tuổi cũng thông minh nhưng kinh nghiệm
thì phải sống mới có. Vấn đề ở chỗ, nếu cứ phải sống cho đến khi có kinh nghiệm
thì kinh nghiệm cũng không còn mấy khả dụng, vì thế phải lắng nghe và học kinh
nghiệm từ những người đã sống. Cũng như trí tuệ, cái này có thể nói “thiên tài
là người đứng trên vai người khổng lồ”.
Nhưng một đứa
bậc đàn em mình lại nói, già chẳng được gì, chỉ được cái mau về hưu và mau
chết.
Vế đầu đúng,
vế sau không hoàn toàn đúng, vì khối đứa trẻ cũng chết như thường, khối người
già vẫn sống nhăn răng.
II.
Dạo này Đà
Nẵng xẩy ra nhiều chuyện, hết bên Thành ủy lại đến bên Ủy ban khiến bàn dân
thiên hạ nghi ngờ có chuyện phe này đánh phe kia. Đánh qua đánh lại? Và tất
nhiên, đầu tiên họ nghĩ đến hai người đứng đầu thành phố.
Có
không?
Theo những gì
mình biết thì thế này:
Bí thư Nguyễn
Xuân Anh là người còn rất trẻ, gần như hội đủ yếu tố để có thể tiến xa. Xuân Anh
sinh ra trong gia đình căn cơ, có nền tảng nói chung và kinh tế nói riêng, vì
thế, theo quan sát của mình, Xuân Anh có khát vọng làm việc để thể hiện mình. Vì
có nền tảng kinh tế nên không tham lam (như/bằng những người
khác).
Lãnh đạo mà
thiên tài hoặc đặc biệt giỏi thì lâu lâu mới có một người, còn thì trí tuệ không
hơn thua nhau là mấy, vậy thì người nào không tham lam hoặc ít tham lam hơn thì
mình ủng hộ. Huống chi Xuân Anh là người học hành bài bản lại còn chấp người
khác mấy nhiệm kỳ.
Dù nhiều người
nhận xét khác nhau nhưng mình tiên lượng, Xuân Anh sẽ còn thăng
tiến.
Chủ tịch Huỳnh
Đức Thơ là người đĩnh đạc, lịch lãm, theo mình là có tầm. Tuy nhiên, ông Thơ làm
chủ tịch hết nhiệm kỳ này thì đã quá tuổi cơ cấu. Điều này hẳn ông Thơ tự biết
(và ai cũng biết).
Ông Thơ có
trong sạch không mình không dám nói, nhưng qua vụ lùm xùm về tài sản kê khai,
mình cho rằng, nếu có người muốn đánh mà chỉ có thứ đó thì chứng tỏ ông Thơ
không có thứ gì khác để họ đánh cả.
Tính thử, ngôi
nhà ông đang ở (trong kiệt đường Hàm Nghi), 310 m2 đất Hòa Quý xa lắc là đất
hương hỏa, đất Quảng Nam bây giờ chỗ đó còn bán rất rẻ, còn chuyện cổ phần 500
triệu nhưng với mức thu nhập hai vợ chồng mỗi năm 400 triệu thì tính ra chẳng có
gì gọi là bất thường. Nếu làm rõ và kết luận thì có lẽ uy tín ông Thơ sẽ lên cao
chứ không vơi đi. Có thể nói “đám cháy này rất dễ biến thành pháo hoa” cho ông
Thơ.
Nhưng như đã
nói, ông Thơ dư biết ông không còn tuổi “cơ cấu” cao hơn. Có pháo hoa thì ông
vẫn thế.
Qua đó có thể
thấy hai người này không vì lý do nào đó để phải “đánh nhau”
cả.
Trong mắt
mình, nếu ông Xuân Anh có khát vọng làm việc và trong sáng, nếu ông Huỳnh Đức
Thơ lịch lãm, có tầm thì hai người bổ sung cho nhau, đẹp.
Nếu đánh nhau
thì cả hai đều biết “không chột cũng què’. Vì thế không dại.
Ai tiến cứ
tiến, ai thôi cứ thôi.
III.
Trở lại câu
hỏi, vậy thì vì sao có những chuyện lùm xùm vừa qua, ngẫu nhiên hay chủ
ý?
Thật tính mà
nói, chính trường cũng như giang hồ ở chỗ đều có nhiều ân oán. Anh có thể được
lòng người này và mất lòng người kia. Tất nhiên. Nếu anh tốt thì người xấu ghét
và ngược lại. Ông Anh và ông Thơ cũng không ngoại lệ.
Chúng ta
thường bảo cái gì cũng do tập thể, không đúng, là do người đứng đầu tập thể đó.
Vì thế, vấn đề là cả hai ông đều phải có bản lĩnh, đừng để tiểu nhân lợi dụng
cũng đừng để tiểu nhân phá bĩnh.
Và, bản lĩnh
thôi chưa đủ, phải công tâm.
Và, công tâm
chưa đủ, phải không tham.
Và, không tham
chưa đủ, phải tiết chế quyền lực.
Tiền nhân đã
xây dựng nên một Đà Nẵng đáng sống, nhiệm vụ của người đương nhiệm và thế hệ sau
là giữ lấy và làm cho đáng sống hơn. Những chuyện vừa qua có phần làm cho hình
ảnh Đà Nẵng “xuống nước” trong mắt mọi người trong lúc các chỉ số vẫn phát triển
rất tốt là rất đáng tiếc.
Nếu hai ông
đầu thành có mắc mớ nào đó mà từ góc nhìn hạn hẹp của mình nhìn không thấu thì
bỏ đi, vì đại cuộc.
IV.
Cuối cùng là
mình và đồng nghiệp. Làm báo sợ nhất là biến thành dao kiếm cho người
khác.
Cái chi mà tài
sản khủng? Bao nhiêu là khủng? Cái chi là đất vàng? Đất trong hóc mò tó mà vàng
cái chi?
V.
Rốt cục thì
rồi ăn cơm ngày mấy bát, uống rượu ngày mấy ly, áo quần ngày mấy
bộ?
Rốt cục thì
nói cho hung, đi chùa cho nhiều, cầu cho lắm…cũng vì mỗi một chữ
An.
Khi đủ sống
rồi thì làm giúp người khác, nhiều người còn khổ lắm. Chứ bon chen cho đến lúc
ngày ngày cầm chồng sổ đỏ ra đếm lui đếm tời làm vui cũng buồn chết đi
được!
http://nguyenthethinh.blogspot.com/2017/03/a-nang-co-chuyen-anh-nhau-khong-phan.html
.
0 nhận xét